Lưu trữ danh mục: Báo giá thi công đường chạy điền kinh 2024 – Thiết kế và Cấu tạo
Thi công đường chạy điền kinh là một quy trình khá phước tạp, thiết kế sân chạy điền kinh có nhiều loại cấu tạo bề mặt khác nhau với giá và độ bền khác nhau. Khi thi công đường chạy điền kinh cần lựa chọn cấu tạo phù hợp với kinh phí đầu tư và đảm bảo tiêu chuẩn thi đấu là điều mà bạn cần phải cân nhắc.
Thi công đường chạy điền kinh – Các điểm kỹ thuật cần chú ý trong quá trình thiết kế và thi công sân điền kinh?
Thi công đường chạy điền kinh đảm bảo tiêu chuẩn cần được thực hiện theo quy định của Liên đoàn điền kinh thế giới (IAAF). IAAF đã ban hành quy chuẩn & các tiêu chuẩn kỹ thuật để thi công sân điền kinh đảm bảo yêu cầu để thi đấu các giải điền kinh chuyên nghiệp.
Báo giá thi công sân chạy điền kinh (đường pitch) – sân điền kinh
Báo giá thi công đường chạy điền kinh của SuKa Việt Nam, áp dụng từ tháng 6/2024. Dưới đây là giá thi công các loại thảm cao su tổng hợp tiêu chuẩn thi đấu chuyên nghiệp:
Thảm sân điền kinh | Giá thi công (VNĐ) |
---|---|
Thảm SuKa SC 130 | 550.000 – 650.000 |
Thảm SuKa SC 130E | 750.000 – 800.000 |
Thảm SuKa WS 132 | 850.000 – 950.000 |
Thảm SuKa FP 135 | 1.150.000 – 1.350.000 |
Thiết kế sân điền kinh – các điểm cần chú ý
Thiết kế sân điền kinh cần tính toán một giải pháp tổng thể cho nhiều môn điền kinh khác. Các giải pháp cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản mang tính bắt buộc của IAAF bao gồm nhiều yếu tố, như:
- Kích thước và hình dạng sân:
- Thiết kế sân điền kinh cần tính toán kích thước cho nhiều môn điều kinh khác nhau, như: chạy sprint, chạy dài, nhảy, ném lao,…
- Kích thước cụ thể của mỗi khu vực các môn thi đấu khác nhau phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế của IAAF.
- Thiết kế bề mặt của sân điền kinh:
- Thiết kế bề mặt điền kinh được quy chuẩn là cao su tổng hợp dày từ 13-20mm được thử nghiệm đạt chuẩn bởi Sports Labs. Khi thiết kế sân điền kinh, các bạn có thể lựa chọn thảm SuKa WS 141 là một trong những sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn do Sports Labs thử nghiệm và cấp chứng nhận Test mẫu.
- Đường chạy đà của các môn nhảy xa, nhảy cao, ném lao,…đều phải sử dụng thảm cao su tổng hợp.
- Thiết kế hạ tầng sân điền kinh:
- Hệ thống thoát nước phải được thiết kế để đảm bảo sân luôn khô ráo và sẵn sàng cho các sự kiện.
- Các hệ thống đèn chiếu sáng cần được cân nhắc nếu sự kiện diễn ra vào ban đêm.
- Khu vực thay đồ, khu vực tác nghiệp của báo trí, huấn luyện viên, …an ninh, y tế,..
- Khi thiết kế sân điền kinh cũng cần tính toàn đến các thiết bị cần sử dụng
- Rào vượt rào phải tuân thủ kích thước và chiều cao chuẩn của IAAF.
- Khu vực thi đấu thập nhị phần cần có bề mặt phẳng, chống trơn trượt và đảm bảo an toàn cho vận động viên.
- Bảng biển, đồng hồ tính giờ,…đều phải sử dụng của các thương hiệu đã được kiểm định bởi IAAF.
- An ninh và y tế:
- Các sân điền kinh cần có các phương tiện an ninh và y tế đầy đủ để đảm bảo an toàn cho tất cả người tham gia và khán giả.
- Thiết kế sân điền kinh cần tuân thủ quy chuẩn của IAAF hoặc VAF
- Thiết kế đường chạy điền kinh và các sân điền kinh khác phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và phải được IAAF kiểm định cấp giấy chứng nhận mới đủ điều kiện để tổ chức các giải điền kinh mang tầm Quốc tế thuộc quản lý của Liên đoàn điền kinh thế giới.
- Khả năng mở rộng và linh hoạt:
- Thiết kế đường chạy điền kinh và sân điền kinh cần tính toàn đến tính linh hoạt để có thể mở rộng hoặc điều chỉnh khi cần thiết, phục vụ cho việc tổ chức các sự kiện lớn hơn hoặc thay đổi Luật chơi trong tương lai.
- Khả năng tiếp cận và giao thông:
- Cần có các cơ sở hạ tầng vận tải phù hợp để khách hàng, nhân viên và các thành viên có thể tiếp cận dễ dàng.
- Các phương tiện cứu hộ, phòng cháy cháy nổ hoặc sơ tán khẩn cấp cần được tính toán kỹ lưỡng.
Thi công sân chạy điền kinh ngoài trời cần chú ý.
- Độ phẳng & độ dốc của bề mặt sân điền kinh
- Chiều dài của đoạn thẳng và bán kính của bán nguyệt (2 vòng cung ở 2 đầu sân bóng đá).
- Khoảng cách của các làn chạy & số làn chạy tối thiết cho sân tiêu chuẩn.
- Cự ký của các làn chạy để đảm báo chính xác & tạo sự công bằng cho Vận động viên.
- Chất lượng thảm cho bề mặt sân điền kinh đảm bảo tính đàn hồi, độ ma sát, … cũng là điểm đặc biệt quan trọng trong quá trình thiết kế & thi công đường chạy điền kinh.
- Để đảm bảo tính chính xác & đáp ứng yêu cầu kỹ thuật trong thi đấu, khi thiết kế & thi công sân điền kinh bạn cần năm rõ Luật thi đấu điền kinh & Các yêu cầu kỹ thuật của đường chạy điền kinh theo tiêu chuẩn của IAAF.
- Các bạn nên tham khảo ý kiến của đơn vị Thi công sân chạy điền kinh chuyên nghiệp để được tư vấn chi tiết.
Cấu tạo mặt sân chạy điền kinh tiêu chuẩn
Khi thi công đường chạy điền kinh, việc lựa chọn cấu tạo thảm cao su tổng hợp phù đảm bảo tiêu chuẩn là vấn đề đặc biệt quan trọng. Cấu tạo thảm bề mặt liên quan trực tiếp đề các thống số kỹ thuật tiêu chuẩn của các môn điền kinh và độ bên của công trình. Dưới đây là một số cấu tạo bề mặt sân điền kinh tiêu chuẩn, được thử nghiệm bởi Sports Labs.
Cấu tạo sân chạy điền kinh SuKa SC 130 (Spray Coat System)
SuKa SC 130 thuộc dòng sản phẩm Spray Coat System, Cấu tạo bề mặt thấm nước, thi công đổ tại chỗ, sử dụng hạt cao su tổng hợp và cao su phế liệu, đảm bảo tiêu chuẩn thi đấu.
Giá thành thấp nhất trong các loại cấu tạo thảm cao su tông hợp cho sân điền kinh. Sản phẩm phù hợp với khí hậu Việt Nam
- Lớp 1: Keo Primer – Keo PP 101
- Lớp 2: Thảm Elastic, Độ dày 11 mm – Hạt cao su Sbr + Keo PB 103
- Lớp 3: Surface, Độ dày 2.0 mm – Hạt cao su Epdm + Bột Epdm + Keo TC 205
- Lớp 4: Kẻ line – Sơn SuKa PU Line
- Độ dày trung bình: 13.0 mm – Sử dụng từ 5-8 năm
Cấu tạo bề mặt đường Pitch – SuKa SC 130E (Spray Coat System)
Cấu tạo bề mặt đường Pitch SuKa SC 130E thuộc dòng sản phẩm Spray Coat System, bề mặt thấm nước, thi công đổ tại chỗ, sử dụng 100% hạt cao su tổng hợp (Cao su Epdm), Khả năng đàn hồi tốt, cấu tạo bề mặt chắc chắn, đảm bảo tiêu chuẩn thi đấu.
Giá thành trung bình, phù hợp với khí hậu Việt Nam. Sản phẩm được thử nghiệm đảm bảo tiêu chuẩn của Sports Labs
- Lớp 1: Keo Primer – Keo PP 101
- Lớp 2: Thảm Elastic, Độ dày 11 mm – Hạt Epdm + Keo PB 103
- Lớp 3: Surface, Độ dày 2.0 mm – Hạt Epdm + Bột Epdm + Keo TC 205
- Lớp 4: Kẻ line – Sơn SuKa PU Line
- Cấu tạo này có độ dày trung bình: 13.0 mm. Sử dụng từ 7-10 năm
Kết cấu đường chạy điền kinh SuKa SW 132 (Sandwich System)
Cấu tạo sân chạy điền kinh – SuKa SW 132 có cấu tạo hệ Sandwich System, bề mặt không thấm nước, thi công đổ tại chỗ, Khả năng đàn hồi tốt, cấu tạo bề mặt chắc chắn, Độ bền cao, đảm bảo tiêu chuẩn thi đấu chuyên nghiệp.
Giá thành trung bình, phù hợp với khí hậu Việt Nam. Sản phẩm được thử nghiệm đảm bảo tiêu chuẩn của Sports Labs
- Lớp 1: Keo Primer – Keo PP 101
- Lớp 2: Thảm Elastic, Độ dày 10 mm – Hạt Sbr + Keo PB 103
- Lớp 3: Chống thấm Waterproofing – Keo PC 201
- Lớp 4: Surface, Độ dày 3.2 mm – Hạt Epdm + Bột Epdm + Keo TC 205
- Lớp 5: Kẻ line – Sơn SuKa PU Line
- Cấu tạo tiêu chuẩn dày trung bình: 13.2 mm. Độ bền 9-12 năm
Cấu tạo đường chạy sân vận động SuKa FP 135 (Full PU System)
Cấu tạo đường chạy sân vận động có cấu tạo đổ đặc (Full PU System), bề mặt đặc không thấm nước, thi công đổ tại chỗ, Khả năng đàn hồi tốt, Cấu tạo bề mặt chắc chắn, Giá thành cao, Độ bền cao.
Đây là sản phẩm lý tưởng cho sân thi đấu quốc tế, đáp ứng tối đa yêu cầu kỹ thuật và được thử nghiệm đảm bảo tiêu chuẩn của Sports Labs
- Lớp 1: Keo Primer – Keo PP 101
- Lớp 2: Đàn hồi Bottom Elastic, Độ dày 9.0 mm – Hạt Epdm + Keo PB 203
- Lớp 3: Ổn định bề mặt Stable, Độ dày 2.0 mm – Keo PC 201
- Lớp 4: Hạt cao su phủ bề mặt Surface, Độ dày 2.5 mm – Hạt Epdm
- Lớp 5: Kháng UV resistance – Keo TC 205
- Lớp 6: Kẻ line – Sơn SuKa PU Line
- Độ dày tiêu chuẩn trung bình: 13.5 mm. Độ bền >= 12 năm
Quy trình thi công đường chạy điền kinh tiêu chuẩn
Quy trình thi công đường chạy điền kinh theo tiêu chuẩn IAAF cần tuân thủ hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật từ công đoạn thi công nền đến việc thi công thảm cao su tổng hợp bề mặt để đảm bảo phù hợp cho các môn điền kinh, sơ bộ như sau.
Kích thước sân chạy điền kinh:
Trước khi thiết kế và thi công đường chạy điền kinh, chúng ta cần xác định rõ từ khâu thiết kế về vị trí bề mặt đường chạy điền kinh và các môn điền kinh khác, cự lý của các làn chạy, …Đây là điều đặc biệt quan trọng trong quá trình thi công sân điền kinh.
- Kích thước làn chạy: Kích thước 1 làn chạy điền kinh là 1.22m (Bao gôm vạch)
- Chiều rộng kẻ vạch: 30 và 50 mm tùy thuộc vào vị trí
- Kích thước sân chạy điền kinh: Kích thước đường chạy điền kinh tiêu chuẩn cần bao gồm tối thiểu là 6 làn chạy 400m và 8 làn chạy 100m, thông thường sẽ là 8 làn 400m và 10 làn 100m. Mỗi làn chạy rộng 1.22m (Bao gồm vạch). Các thông số cơ bản về kích thước sân chạy điền kinh được quy định như sau:
- Kích thước làn chạy: 1.22 m (Bao gồm vạch 50 mm)
- Số làn chạy 400 m: tối thiểu là 6 làn, thông thường là 8-10 làn
- Số làn chạy 100m, 110m: 8-10 làn chạy
- Chiều dài 2 đoạn thẳng: 84.39 m
- Bán kích bán nguyệt: 36.5 m (Tính đến mép ngoài của vạch đầu tiên)
- Đường thảng xả đà (sau vạch đích): Tối thiểu là 17m
- Khu vực chuẩn bị (sau vạch xuất phát 110m): Tối thiểu là 3m
- Chiều rộng sân điền kinh 8 làn chạy là: 9.76m
- Chiều rộng sân điền kinh 10 làn chạy là: 10.98m
- Các thông tin chi tiết về kẻ vạch các bạn nên để cho đơn vị thi công chuyên nghiệp đề suất trong Shopdrawing.
Màu sắc sơn vạch sân điền kinh: Sử dụng nhiều màu sắc khác nhau và được quy chuẩn bởi IAAF nếu muốn dự án được IAAF chứng nhận đảm bảo tiêu chuẩn Hạng IV. Nếu màu sắc của bề mặt đường pitch gây khó khăn cho việc phân biệt bất kỳ vạch màu nào thì IAAF phải phê duyệt một màu thay thế.
Thi công nền sân điền kinh
Nền sân điền kinh có thể được thi công bằng Asphalt hạt mịn hoặc bê tông M≥ 200 (có đánh mặt bằng máy xoa chuyên dụng), độ dốc thoát nước 1% theo hướng nước chảy vào trong sân bóng.
Thi công thảm cao su tổng hợp cho đường chạy điền kinh
- Thi công bề mặt đường chạy điền kinh bạn cần có thiết bị chuyên dụng như: Máy cán hạt cao su, Máy phun keo Polyurethane, Máy kẻ vạch và các thiết bị chuyên dụng khác: Như máy trộn keo PU, Thiết bị đo độ ẩm, Là nhiệt,…
- Quá trình thi công bề mặt đường chạy điền kinh sử dụng thảm SuKa SC 130E bao gồm 4 bước như sau:
- Thi công lớp Keo Primer SuKa PP 101: Keo SuKa PP 101 có tác dụng làm tăng cứng bề mặt nền, tăng cường khả năng lên kết cho lớp hạt cao su. Chúng ta có thể sử dụng hình thức phun bằng máy áp lực hoặc lăn bằng zulo.
- Thi công cao su Epdm lớp đệm: Lớp đệm giảm chấn thường có độ dày khoảng 10mm, lớp này sử dụng hạt cao su Epdm trộn với keo Polyurethane SuKa PB 103. Cán 1 lần bằng máy chuyên dụng. Tạo độ phẳng bề mặt với độ dày từ 8-11mm.
- Phun lớp tạo ma sát bề mặt: Lớp ma sát bề mặt được phun 2 lần bằng máy chuyên dụng, tạo độ dày từ 2-3mm. Đây là hỗn hợp Polyurethane và hạt cao su Epdm được trộn và phun nhám. Lớp này sẽ giúp tạo nhám, chống mài mòn và kháng UV cho bề mặt sân.
- Kẻ line: Trước khi kẻ line các bạn cần đo đạc rất cẩn thận, xác định tất cả các cự lý và khoảng cách chuẩn, bật mức để đánh dấu theo đúng sơ đồ kỹ thuật của IAAF. Sau đó sử dụng sơn chuyên dụng SuKa Line để kẻ bằng máy phun chuyên dụng. Khâu này đặc biệt quan trọng các bạn cần chú ý ngay từ quá trình thiết kế.
- Các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu sau đây trong quá trình thiết kế và thi công đường chạy điền kinh: Hướng dẫn thi công sân điền kinh
Thi công kẻ vạch sân điền kinh
Kẻ vạch sân điền kinh cần tính toán rất kỹ từ khi thiết kế đến khi thi công đường chạy điền kinh. Khi kẻ vạch sân điền kinh cần tính toán cho nhiều môn thế thao trong điền kinh và nhiều cự ly chạy khác nhau, như: Nhảy cao, nhảy xa, ném lao, chạy 100m, 110m, 400m, 1000m,…
Liên đoàn điền kinh thế giới có hướng dẫn chi tiết kẻ vạch cho sân điền kinh & các yêu cầu khi thi công đường chạy điền kinh. Các bạn có thể Dowload tài liệu tham khảo để thiết kế kẻ vạch đường chạy điền kinh tại Sơ đồ kẻ vạch sân chạy điền kinh
Bạn cần Thiết kế hoặc Báo giá thi công đường chạy điền kinh. Vui lòng liên hệ với SuKa Việt Nam.
Hotline: Mr. Chung: +84 981 846583: Mrs. Hậu: +84 822 088187
Thư điện tử: sukasports.vn@gmail.com
Tham khảo thêm: Cấu tạo sân chạy điền kinh
Hướng dẫn thiết kế đường chạy điền kinh – Sân điền kinh 2024
Thiết kế đường chạy điền kinh bạn cần các vấn đề kỹ thuật gì? Quy [...]
1 Bình luận
Báo giá thi công đường chạy sân vận động – Đường Pitch 2024
Thi công đường chạy sân vận động là được thực hiện như thế nào? Thảm [...]
Quy trình thi công sân chạy điền kinh mới nhất 2024
Thi công sân chạy điền kinh theo tiêu chuẩn IAAF cần chú ý các yếu [...]
Báo giá hạt cao su Epdm mới nhất 2024 – Tiêu chuẩn RoHS 2.0
Hạt cao su Epdm là gì? Ứng dụng và báo giá hạt cao su EPDM [...]
Sơn sân chạy điền kinh (đường Pitch) 7 lớp có hạt cao su epdm
Sơn sân chạy điền kinh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chất [...]
Kẻ vạch sân chạy điền kinh – Tiêu chuẩn IAAF
Kẻ vạch sân chạy điền kinh có những đặc điểm cụ thể và kích thước [...]
Kích Thước Đường Chạy Điền Kinh Tiêu Chuẩn Thế Giới
Trong điền kinh, kích thước của sân là rất quan trọng. Cung cấp cho các [...]
Cấu tạo sân chạy điền kinh mới nhất 2024 – Tiêu chuẩn IAAF
Cấu tạo sân chạy điền kinh là có nhiều loại, là phần quan trọng nhất [...]
1 Bình luận
Thi công bề mặt sân điền kinh – Mẫu thảm mới nhất 2024
Thi công bề mặt sân điền kinh sử dụng vật liệu gì? Lựa chọn loại [...]
Keo Polyurethane (Keo PU Binder) – Chất kết dính SuKa PB 105
Keo Polyurethane ( Keo Pu Binder ) – SuKa PB 105 của SuKa Việt Nam [...]
Hạt cao su SBR sân cỏ nhân tạo, sân chạy điền kinh
Hạt cao su SBR sân cỏ nhân tạo (Hạt cao su tái chế – hạt [...]
Quy trình thi công đường chạy điền kinh chuẩn VAF và IAAF
1. Giới thiệu về quy trình thi công đường chạy điền kinh Trong lĩnh vực [...]
Báo giá thảm cao su đường chạy điền kinh mới nhất 2024
Báo giá thảm cao su đường chạy điền kinh có những loại nào? Đặc điểm [...]