Thảm cao su chống trơn trượt cho sân chơi nước có đặc tính giá? Cấu tạo và Báo giá thảm cao su chống trơn? Hướng dẫn thi công Sàn cao su sân chơi nước như thế nào? Các bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây.
Đặc tính của thảm cao su chống trơn trượt – SuKa EP 160
Thảm cao su chống trơn trượt là loại thảm được làm từ cao su epdm có tính năng chống thấm nước, chống rêu mốc, kháng UV tốt. Thảm cao su Epdm tạo ra khả năng chống trơn trượt và giảm chấn tốt trong môi trường nước, phù hợp với sân chơi nước, công viên nước, bể bơi,… Dưới đây là các thông tin chi tiết về thảm cao su chống trơn trượt,
- Khả năng chống thấm: Hạt cao su Epdm kết hợp với Polyuurethane tạo ra khả năng chống thấm nước vượt trội. Các bạn có thể thi công sàn epdm trên bề mặt bê tông mà không cần xử lý các công việc chống thấm trước đó.
- Khả năng chống rêu mốc và kháng UV: Chất liệu Epdm và Polyurethane tạo ra khả năng chông rêu mốc và kháng UV vượt trội so với các vật liệu khác. Rêu mốc rất hạt chế phát triển trên bề mặt cao su Epdm và Polyurethane.
- Thân thiện với môi trường: Vật liệu này được thử nghiệm và sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn hóa chất RoHS 2.0 và US Public 110-314, đây là các tiêu chuẩn an toàn hóa chất cao nhất theo tiêu chuẩn của Châu Âu và Hoa Kỳ.
- Khả năng ma sát và đàn hồi: Độ ma sát và đàn hồi của bề mặt được thử nghiệm bởi Sports Labs với các tiêu chuẩn Quốc thế cho sân thể thao.
- Đa dạng màu sắc: Nhiều màu sắc, có thể phối màu theo thiết kế tạo nên không gian sinh động và an toàn cho sân chơi trẻ em trong môi trường nước.
Báo giá thảm cao su chống trơn trượt sân chơi nước
Thảm cao su chống trơn trượt sân chơi nước là loại thảm được thiết kế đặc biệt để sử dụng trong các khu vực vui chơi dưới nước, như công viên nước, hồ bơi, hoặc các khu vui chơi ngoài trời có yếu tố nước. dưới đây là Báo giá thảm cao su chống trơn sân chơi nước, áp dụng từ tháng 6/2024
Loại sàn chống trơn | Đặc điểm kỹ thuật | Giá thi công (Vnđ/m2) |
---|---|---|
Thảm cao su chốn trơn SuKa EP 130 | Dày 13mm – 100% Hạt cao su epdm | 1.150.000 – 1.350.000 |
Sàn cao su chốn trơn SuKa EP 160 | Dày 13mm – 100% Hạt cao su epdm | 1.350.000 – 1.550.000 |
Thảm nhựa chốn trơn SuKa TPV 150 | Dày 15mm – 100% hạt nhựa TPV | 1.850.000 – 2.050.000 |
Ứng dụng của thảm cao su sân chơi nước SuKa EP 160.
- Làm lớp thảm cao su chống trơn trượt và giảm chấn cho sân chơi nước, bể bơi, bể tạo sóng,..
- Sử dụng làm bề mặt sân chạy điền kinh.
- Làm bề mặt sân tập thể thao ngoài trời: Bóng rổ, bóng chuyền, Futsal, cầu lông ngoài trời
- Sử dụng làm thảm cho đường dạo bộ tại công viên & sân vườn biệt thự.
- Sử dụng làm sàn cao su chống trơn trượt cho bể bơi, bể tạo sóng, sân chơi nước trong công viên.
Cấu tạo của thảm cao su chống trơn trượt
Thảm cao su Epdm chống trơn có cầu tạo và vật liệu đặc biệt với hạt cao su Epdm chất lượng cao, được sản xuất riêng để sử dụng ổn định trong môi trường nước. Hàm lượng Epdm nguyên sinh đến 30%, bột độn chống thấm nước 25%. Các bạn có thể thao khảo cấu tạo thảm cao su chống trơn theo thông tin bên dưới.
- Lớp keo Primer PP 101
- Lớp keo Polyurethane PB 103
- Lớp hạt SuKa Epdm. Độ dày: 13-16 mm (Nếu là thảm hạt nhựa TPV thì lớp này sẽ thanh đổi thành hạt nhựa SuKa TPV)
- Lớp phủ kháng UV – SuKa UV Pro
- Tổng độ dày trung bình: 13 – 16 mm – 100% Cao su Epdm
Tiêu chuẩn kỹ thuật đạt được:
- Được thí nghiệp bởi LABOSPORT
- An toàn hóa chất RoHS 2.0 & US Public 110-314
- Iso 9001-2015
Hướng dẫn thi công thảm cao su sân chơi nước?
- Thi công sàn cao su sân chơi nước cần phải làm đúng kỹ thuật từng bước và cần tính tỉ mỉ để đạt được độ thẩm mỹ cao và chất lượng. Dưới đây là 6 bước thi công để đạt được một mặt sàn cao su Epdm:
Chuẩn bị bề mặt bê tông
Trước khi thi công thảm cao su sân chơi nước, cần đảm bảo rằng sàn bê tông với độ M ≥ 200, bề mặt được xoa bằng máy chuyên dụng hoặc cần được mài để đảm bảo độ cứng của mặt bê tông, giúp tăng tối đa khẳ năm bám dính của keo Polyurehane. Độ dốc thoát nước 0.8-1.0%, độ gồ ghề của bề mặt không vượt quá 6mm trong phạm vi 4 m. Đó là các yêu cầu của sàn bê tông trước khi lắp đặt thảm cao su chốn trơn.
Thi công lớp SuKa Primer
SuKa Primer thẩm thấu sâu vào nền bê tông, giúp tăng khả năng chông thấm và làm cứng bề mặt nền bê tông để tăng khả năng liên kết giữa lớp cao su epdm và sàn bê tông.
Sử dụng zulo lăn mỏng trên bề mặt bê tông, định mức 0.12 – 0.15 kg / m2
Thi công lớp keo liên kết SuKa PB 103
Lớp keo SuKa PP 103 có tác dụng làm tăng liên kết giữa lớp cao su epdm và sàn bê tông. Tạo lớp màng dày khoảng 1mm để ngăn chặn khả năng thấm nước.
Sử dụng zulo lăn mỏng trên bề mặt bê tông, định mức 0.25 kg / m2
Thi công hạt cao su EPDM cho sàn
Hạt nhựa EPDM màu và keo được phối trộn theo một tỷ lệ nhất định. Tỷ lệ giữa keo và hạt cao su có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng, độ kết dính và liên kết của lớp cao su EPDM. Vì vậy, quy trình thi công này đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác cao để tạo ra một bề mặt hoàn hảo.
Để đảm bảo hỗn hợp được đồng đều và đạt chất lượng tốt, nên sử dụng máy trộn chuyên dụng và trộn hạt cao su trong một khoảng thời gian cụ thể (tối thiểu là 10 phút). Máy trộn giúp đảm bảo việc trộn đều hơn và đạt chất lượng tốt hơn cho cao su EPDM trước khi tiến hành thi công.
Phun lớp phủ kháng UV – SuKa UV Pro
SuKa UV Pro là Polyurethane trong suốt, có khả năng kháng UV tốt. Nó tạo nên một lớp màng bảo vệ giữ cho sàn cao su chống lại sự lão hóa và bền màu theo thời gian.
SuKa UV Pro được phun 2 lần bằng máy áp lực, định mức 0.25 kg / m2
Lưu ý khi thi công sàn cao su chống trơn
- Khi thi công sàn cao su chống trơn cần phải lưu ý trộn keo PU với hạt EPDM theo đúng tỷ lệ đã quy định của Nhà sản xuất. Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định tới chất lượng cấu tạo sàn cao su Epdm. Nếu trộn keo không đều hoặc không đúng định mức, sàn cao su sân chơi nước sẽ nhanh xuống cấp và các hạt sẽ rơi ra ngoài.
- Trong quá trình thi công, bề mặt chưa khô keo hoàn toàn, cần bảo vệ tránh tác động đến bề mặt cho đến khi keo khô, Không có bất kỳ tác động nào lên bề mặt như người hoặc xúc vật đi qua hoặc các tác động khác. Điều này sẽ để lại vết lõm làm mất thẩm mỹ bề mặt sàn cao su Epdm.
- Điều kiện thi công thảm cao su chống trơn nên vào ban ngày khô ráo, không có mây mưa và độ ẩm thấp. Khi độ ẩm cao sẽ khiến cho keo khô nhanh chóng, gây khó khăn trong quá trình thi công sàn cao su Epdm
- Cấu tạo cao su sân chơi nước ở dạng rỗng, nước sẽ ngấm qua sàn Epdm và chảy dưới bề mặt bê tông. Do vây, thi thi công sàn bê tông cần tạo độ dốc thoát nước khoảng 0.8 – 1.0 %. Trường hợp nước đọng dưới nền bê tông sẽ làm phát sinh rêu mốc và làm giảm độ bền của sàn Epdm.
Vui lòng liên hệ với SuKa Việt Nam nếu bạn cần thảm cao su chống trơn trượt cho Bể bơi, Sân chơi nước, Công viên nước.
SuKa Sports cam kết hỗ trợ kỹ thuật miễn phí. Bao gồm việc cử kỹ thuật viên hỗ trợ trực tiếp tại công trình. Vui lòng liên hệ SuKa Sport để được tư vấn chi tiết:
Tel: Ms: Hậu: (+84) 822 088 187; Mr: Chung (+84) 984 272877
Email: sukasports.vn@gmail.com
Tham khảo thêm:
=> Thảm cao su sân chơi trẻ em
=> Gạch cao su
=> Thiết bị sân chơi ngoài trời
Trân trọng!
Nhân viên marketting, quản trị website sukavietnam.com của Công ty TNHH Thể Thao SuKa Việt Nam.
Đã kiểm duyệt nội dung