Thiết kế sân tennis đặc biệt quan trọng trong quá trình triển khai dự án thi công sân tennis. Trong bản vẽ thiết kế cần thể hiện rõ tất cả các vấn đề về kỹ thuật, đặc biệt là Độ dốc thoát nước, cấu tạo mặt sân và tiêu chuẩn chiếu sáng. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về bản vẽ thiết kế sân tennis.

Tổng quan về thiết kế sân tennis
Để thiết kế sân tennis hoàn chỉnh cần tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và lưu ý các yếu tố về cấu trúc, vật liệu, và các tiện ích phụ trợ để đảm bảo trận đấu diễn ra công bằng và an toàn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để bạn có thể thiết kế sân tennis đúng tiêu chuẩn:
Sân tennis thi đấu cần đáp ứng các quy chuẩn của ITF (Liên đoàn quần vợt thế giới). Tại Việt Nam, đa số sân tennis được thiết kế để chơi và tập luyện thể thao với các yêu cầu kỹ thuật cơ bản chưa đáp ứng các yêu cầu chuyên nghiệp.
Kích thước cần thiết để thiết kế sân tennis
Kích thước sân tennis theo liên đoàn quần vợt quốc tế (ITF), với các thông số như sau:
- Kích thước lòng sân
- Kích thước sân tennis đơn là 23,77m x 8,23 (trong lòng sân).
- Kích thước sân tennis đôi là 23,77m x 10,97 (chiều dài x chiều rộng).
- Kích thước tổng thể theo quy định của Liên đoàn quần vợt quốc tế – ITF
- Kích thước sân lớn: dài 40m x rộng 20m
- Kích thước tiêu chuẩn: 36.57m x 18.29m
- Kích thước nhỏ: 34.75m x 17.07m
- Trong khu dân cư: 33.53m x 16.46m
Thiết kế hệ thống chiếu sáng tiêu chuẩn cho sân tennis
Tiêu chuẩn chiếu sáng khi thiết kế sân tennis được quy định theo 3 cấp độ. Đồng thời, Tiêu chuẩn chiếu sáng sân tennis cũng được quy định riêng cho sân trong nhà & ngoài trời. Bạn tham khảo thông tin về tiêu chuẩn chiếu sáng cho sân tennis tại 2 bảng bê dưới.

Bảng tiêu chuẩn ITF về chiếu sáng sân tennis ngoài trời
Tiêu chuẩn chiếu sáng sân tennis ngoài trời | Cường độ chiếu ngang (Eh Lux) | Độ sáng đồng đều (E min / Eh) | Độ trói (GR) | Nhiệt độ màu của đen (K) | Độ hoàn màu của đèn (Ra) |
Cấp độ I – Sân thi đấu | > 500* | > 0.7 | < 50 | > 4000 | > 80 |
Cấp độ II – Tập luyện chuyên nghiệp | > 300* | > 0.7 | < 50 | > 4000 | > 65 |
Cấp độ III – Chơi không chuyên | > 200* | > 0.6 | < 55 | > 2000 | > 20 |
Tiêu chuẩn ITF về chiếu sáng sân tennis trong nhà
Tiêu chuẩn chiếu sáng sân tennis trong nhà | Cường độ chiếu ngang (Eh Lux) | Độ sáng đồng đều (E min / Eh) | Độ trói (GR) | Nhiệt độ màu của đen (K) | Độ hoàn màu của đèn (Ra) |
Cấp độ I – Sân thi đấu | > 750* | > 0.7 | < 50 | > 4000 | > 80 |
Cấp độ II – Tập luyện chuyên nghiệp | > 500* | > 0.7 | < 50 | > 4000 | > 65 |
Cấp độ III – Chơi không chuyên | > 300* | > 0.5 | < 55 | > 2000 | > 20 |
Chiều cao của cột đèn cần thiết khi thiết kế sân tennis
Khi thiết kế sân tennis, chiều cao của cột đèn được tính toán theo tiêu chuẩn của Liên đoàn Quần vợt Quốc tế (ITF) để đảm bảo ánh sáng đồng đều và không gây chói mắt cho người chơi. Cột đèn sân tennis thường có chiều cao từ 8 đến 12 mét. Cột đèn cao 10 mét là phổ biến nhất, vì nó cung cấp ánh sáng đủ mạnh và đồng đều trên toàn bộ sân.
Các sân tennis sử dụng để rèn luyện và chơi không chuyên nghiệp tại Việt Nam thường làm chiều cao của cột đèn là 7.2m do tiết kiệm về kinh phí đầu tư đèn chiếu sáng nền cột đèn thường được để thấp hơn tiêu chuẩn.
Thiết kế hệ thống thoát nước
Thiết kế hệ thống thoát nước cho sân tennis cần đảm bảo sân luôn khô ráo, tránh ngập úng để duy trì chất lượng bề mặt sân và sự an toàn cho người chơi. Dưới đây là các bước cơ bản để thiết kế hệ thống thoát nước cho sân tennis:
Khảo sát và phân tích hiện trạng
Khảo sát địa hình: Xác định độ dốc tự nhiên của mặt đất và hướng thoát nước hiện có.
Đánh giá loại đất: Xác định loại đất (cát, sét, đất pha cát,…) để thiết kế hệ thống thoát nước phù hợp.
Khí hậu và lượng mưa: Xác định lượng mưa trung bình hàng năm và khả năng thoát nước tự nhiên của khu vực.
Thiết kế mặt sân Tennis
Độ dốc: Sân tennis thường có độ dốc khoảng 0.5% đến 1% để nước có thể dễ dàng chảy ra các rãnh thoát nước.
Hướng thoát nước: Thiết kế mặt sân có độ dốc hướng về các rãnh thoát nước hoặc khu vực thu nước.
Hệ thống rãnh thoát nước
Rãnh thoát nước: Được đặt xung quanh sân, thường là ở phía dưới các hàng rào hoặc dọc theo chiều dài của sân.
Bể chứa nước: Trong một số trường hợp, có thể xây dựng bể chứa nước mưa để tái sử dụng hoặc giảm áp lực lên hệ thống thoát nước chung.
Bảo trì và kiểm tra định kỳ
Kiểm tra định kỳ: Kiểm tra và làm sạch các rãnh thoát nước, ống thoát nước để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả.
Bảo trì: Sửa chữa ngay khi phát hiện các vết nứt, tắc nghẽn để tránh hỏng hóc lớn hơn.
Thiết kế hệ thống thoát nước hiệu quả là yếu tố quan trọng giúp sân tennis luôn ở trạng thái tốt nhất, đảm bảo an toàn cho người chơi và kéo dài tuổi thọ của sân.
Thiết kế hàng rào sân tennis phổ thông
Hàng rào sân tennis phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chiều cao, vật liệu, cấu trúc và cách thức bố trí để đảm bảo an toàn, hiệu quả chắn bóng và tính thẩm mỹ. Thiết kế sân tennis với hàng rào phổ thông thường có một số thông số dưới dây:

Chỉ tiêu thiết kế sân tennis (Hàng rào) | Thông số kỹ thuật |
Chiều cao hàng rào sân tennis | 3-4 m (Thồng thường sân ngoài trời ở Việt Nam là 4 m) |
Cột hàng rào | Thép ống mạ kẽm Fi 60-75mm, khoảng cách cột 3-4 m / cột |
Vật liệu lưới chăn bóng | Lưới B40 bọc nhựa hoặc lưới nhựa polyester, mắt lưới <6.35 cm. Đường kính sợi lưới 3-4mm |
Đế cột | Đế cột thước đổ bê tông, đặt bulong. Kích thước đế cột thường là 600x600x800 mm |
Thanh rằng | Bố trí 3 thang rằng bằng thép ống Fi 34-42, Thanh dưới nằm cách mặt sân từ 3-5 cm. Thanh giữa và thanh trên tùy chỉnh theo khổ rộng của lưới. |
Khoảng cách hàng rào | Bán sát mép ngoài của sân, ví dụ là: 36.57m x 18.29m |
Cột đèn và hàng rào | Để tránh rung lắc làm ảnh hưởng đến bóng đèn, cột đèn thường không tiếp xúc với hàng rào. Trường hợp cột đèn tiếp xúc với hàng rào thì cần gia công chân cột đèn chắc chăn hơn |
Thiết kế cấu tạo mặt sân tennis
Cấu tạo mặt sân tennis được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm và ưu điểm riêng. Tuy nhiên, Thiết kế sân tennis phổ biến nhất là sân đất nện (Clay Court) và sân cứng (Hard Court). Các bạn thảm khảo một vài cấu tạo dưới dây:
Cấu tạo sân đất nện (Clay Court)
Cấu tạo mặt sân tennis đất nện thường có 3 lớp, vật liệu được sử dụng chủ yếu là gạch nghiền và đất sét với tỉ lệ cấp phối do đơn vị thi công tư vấn. Trong thiết kế sân tennis đất nện, vấn đề phối trộn vật liệu bề mặt sân là đặc biệt quan trọng, các đơn vị thi công cần có kinh nghiệm và tài liệu hướng dẫn chi tiết mới có thể thực hiện công việc này.

Cấu tạo sân đất nện.
- Lớp nền: Được làm từ đá hoặc gạch vụn để tạo sự thoát nước tốt.
- Lớp trung gian: Thường là đá vụn nhỏ hoặc cát để tạo độ bền và ổn định.
- Lớp bề mặt: Được làm từ đất nện nghiền mịn hoặc gạch nghiền mịn, tạo độ bám và đặc trưng của sân đất nện.
Đặc Điểm của sân tennis đất nện
- Độ bám: Cao, giúp người chơi di chuyển dễ dàng.
- Tốc độ bóng: Chậm, thích hợp cho các trận đấu kéo dài.
- Bảo trì: Cần bảo trì thường xuyên, đặc biệt là tưới nước và làm phẳng mặt sân.
Cấu tạo sân cứng (Hard Court)
Cấu tạo cơ bản của sân tennis mặt cứng thường bao gồm 3 lớp như sau. Khi thiết kế sân tennis các bạn cần tham khảo chi tiết các loại cấu tạo bề mặt sân tennis dưới đây.
Cấu tạo cơ bản mặt sân tennis – Sân cứng
- Lớp nền: Được làm từ bê tông hoặc nhựa đường để tạo sự ổn định và bền vững.
- Lớp đệm: Một lớp cao su hoặc vật liệu đàn hồi để giảm chấn và tạo độ nảy cho bóng.
- Lớp bề mặt: Thường là sơn acrylic, có thể thêm cát hoặc hạt cao su để điều chỉnh độ bám và tốc độ bóng.
Cấu tạo chi tiết mặt sân tennis – Sơn chuyên dụng của SuKa Sports.
Hệ thống sơn SuKa Eco 1213 – 6 lớp | Hệ thống sơn SuKa Eco 1412 – 7 lớp | Hệ thống sơn SuKa Eco 1413 – 8 lớp |
|
|
|

Đặc Điểm của mặt sân cứng
- Độ bám: Trung bình, giúp người chơi di chuyển nhanh nhưng không trơn trượt.
- Tốc độ bóng: Trung bình, phù hợp với nhiều phong cách chơi.
- Bảo trì: Ít bảo trì hơn so với sân đất nện, chỉ cần vệ sinh định kỳ và làm mới lớp sơn khi cần thiết.
- Độ dốc thoát nước: Dốc 1 mái, độ dốc 0.83-1.0%
Kẻ vạch sân tennis tiêu chuẩn ITF
Việc thiết kế sân tennis cần thể hiện rõ sơ đồ kẻ vạch sân là cần thiết để đảm bảo tính công bằng và chính xác trong thi đấu. Hãy đảm bảo tuân thủ các bước và kích thước tiêu chuẩn để có một sân tennis hoàn chỉnh và chất lượng. Dưới đây là hướng dẫn kẻ vạch sân tennis tiêu chuẩn
Kích thước tổng thể để kẻ vạch sân tennis
Kích thước sân đơn | Kích thước sân đôi | Đường biên dọc | Đường biên ngang |
|
|
|
|
Đường Giới Hạn Khu Vực Phục Vụ (Service Lines)
- Chiều dài: 8.23 mét.
- Khoảng cách từ lưới đến đường giới hạn khu vực phục vụ: 6.40 mét (21 feet).
Đường Kẻ Trung Tâm Khu Vực Phục Vụ (Center Service Line)
- Chiều dài: 13.41 mét (44 feet).
- **Nằm ở giữa và vuông góc với đường giới hạn khu vực phục vụ, chia khu vực này thành hai phần bằng nhau.
Độ Rộng Đường Kẻ:
Tất cả các đường kẻ rộng 5 cm, Riêng 2 đường biên ngang ở 2 đầu sân sẽ rộng 7-10 cm
Sơ Đồ Kẻ Vạch Sân Tennis
Dự trên kích thước tiêu chuẩn của ITF, các bạn tham sơ đồ kẻ vạch sân tennis cho cả sân đơn và sân đôi dưới đây. Đây là tài liệu chuẩn để các bạn đưa ra bản thiết kế sân tennis chính xác nhất.

Thiết kế cột lưới sân tennis
- Chiều cao lưới ở cột: 1.07 mét.
- Chiều cao lưới ở giữa sân: 0.914 mét.
- Khoảng cách 2 cột lưới là 12.8m
Lợi ích của việc đầu tư thiết kế sân Tennis chuyên nghiệp
Chi phí đầu tư cho một sân tennis chuyên nghiệp có thể khá cao, nhưng lợi ích mang lại là không thể phủ nhận. Với giá thiết kế thi công sân tennis dao động từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng, đây là khoản đầu tư đáng giá cho tương lai.
Xét về lợi ích kinh tế, một sân tennis chất lượng cao sẽ thu hút được nhiều khách hàng, từ người chơi nghiệp dư đến các câu lạc bộ chuyên nghiệp. Điều này tạo ra nguồn thu ổn định và lâu dài, giúp bạn nhanh chóng hoàn vốn và sinh lời.
Không chỉ vậy, lợi ích sức khỏe mà tennis mang lại cũng là một điểm cộng lớn. Khi sở hữu một sân tennis chuyên nghiệp, bạn đang góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, tạo điều kiện cho mọi người rèn luyện thể chất và tinh thần.
Cuối cùng, một sân tennis đẳng cấp sẽ là điểm nhấn thu hút khách hàng cho các khu nghỉ dưỡng, khách sạn hay khu dân cư. Nó không chỉ tăng giá trị cho bất động sản mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh đáng kể trên thị trường.
Tóm lại, mặc dù chi phí ban đầu có thể cao, nhưng với những lợi ích to lớn về kinh tế và sức khỏe, đầu tư vào thiết kế sân tennis chuyên nghiệp chắc chắn là một quyết định sáng suốt cho tương lai.
Kết luận thiết kế sân tennis
Đầu tư vào thiết kế sân tennis chất lượng không chỉ là một quyết định sáng suốt mà còn là một bước đi chiến lược cho tương lai. Bằng cách chọn lựa các vật liệu bền bỉ, công nghệ tiên tiến và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, bạn đang tạo ra một không gian thể thao đẳng cấp và lâu dài.
Một sân tennis được thiết kế tốt sẽ mang lại nhiều lợi ích: từ việc nâng cao trải nghiệm chơi tennis, thu hút người chơi mới, đến việc tăng giá trị cho bất động sản của bạn. Đây không chỉ là một khoản đầu tư cho hiện tại mà còn là một tài sản quý giá về sau.
Hãy nhớ rằng, chất lượng luôn đi đôi với giá trị. Mặc dù chi phí ban đầu có thể cao hơn, nhưng lợi ích lâu dài và sự hài lòng của người sử dụng sẽ chứng minh đây là một quyết định đúng đắn. Đừng ngần ngại đầu tư vào chất lượng – đó chính là chìa khóa để tạo nên một sân tennis tiêu chuẩn, đáp ứng mọi trải nghiệm của người chơi và khán giả.
Bạn có nhu cầu tư vấn thiết kế sân tennis hoặc thi công trọn gói sân tennis, vui lòng liên hệ với SuKa Việt Nam:
Hotline: +84 984 272877; 822 088187 Email: sukasports.vn@gmail.com
Tham khảo thêm: Thi công sân tennis – Thi công sân bóng rổ – Bảng giá sơn sân tennis

Tôi là Lưu Tiến Chức – Giám đốc Công ty TNHH Thể Thao SuKa Vietnam, tôi mong muốn thi công cho các bề mặt sân thể thao, sân bóng đá, đường chạy điền kinh, sàn cao su Epdm, sơn Epoxy nhà xưởng, sàn Sỏi Polymer chuyên nghiệp cho người dùng
Đã kiểm duyệt nội dung